logo my pham

0

Hiểu đúng về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Triệu chứng và các điều trị

viêm da cơ địa ở trẻ em

Ảnh: thuocdantoc.org

Viêm da cơ địa là gì ?

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khiến da bé bị đỏ và ngứa. Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính và có xu hướng bùng phát định kỳ. Bệnh có thể đi kèm những cơn hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa.

Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm da, chàm thể tạng, đây là một dạng viêm da dị ứng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em sau đó kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Một số ít trường hợp bệnh còn xuất hiện ở cả người lớn.

Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 cấp độ là viêm da cơ địa cấp tính và viêm da cơ địa mãn tính:

Viêm da cơ địa cấp tính: Đặc trưng của bệnh là những đốm ban đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt da có mụn nước, phù nề và ở giai đoạn này trẻ thường rất ngứa.

Viêm da cơ địa mãn tính: Là sự xuất hiện những đốm sẩn đỏ rất dày và sần, dẫn đến bong vảy, gây rối loạn sắc tố da, kèm theo hiện tượng chảy nước vàng cực kỳ khó chịu.

Viêm da cơ địa thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của trẻ em.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Theo thống kế của ngành Da Liễu, có khoảng 60% trẻ sơ sinh đến 1 tuổi gặp phải tình trạng viêm da cơ địa. Nguyên nhân bởi  các yếu tố sau :

  • Do di truyền: Trong gia đình cho cha hoặc mẹ bị bệnh chàm da, viêm da… thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa dịa ứng khi gặp phải các tác nhân gây nên bệnh viêm da sẽ kích bệnh phát triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.
  • Thay đổi thời tiết, khí hậu

Triệu chứng của viêm da cơ địa

  • Khô da/ Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi/ Da dày lên, nứt nẻ và bong vảy/ Xuất hiện các vết sưng nhỏ và khi gãi có thể chảy mủ/ Ngứa, có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
  • Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng viêm da cơ địa biểu hiện bởi những mảng màu đỏ hoặc nâu xám thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong khuỷu tay và đầu gối, da đầu,..
  • Viêm da cơ địa thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến khi bạn bước vào tuổi thiếu niên. Có một số trường hợp, bệnh bùng phát định kỳ và sau đó biến mất một thời gian (có thể đến vài năm). Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng bạn cần đi khám trong các trường hợp sau đây:

Biến chứng của viêm da cơ địa

• Hen suyễn và dị ứng phấn hoa: Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa cũng bị hen suyễn và dị ứng phấn hoa.

• Ngứa mãn tính và bong tróc da: Một biến chứng của viêm da cơ địa là viêm da thần kinh. Bạn sẽ bị ngứa ở một vùng da trên cơ thể và bắt đầu gãi khu vực này. Càng gãi, bạn sẽ càng ngứa hơn và da sẽ bị đổi màu, dày và cứng.

• Nhiễm trùng da: Việc gãi liên tục có thể khiến da tổn thương và chảy máu. Những vết thương này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

• Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa mạnh hay các chất diệt khuẩn.

• Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng này khá phổ biến ở những người bị viêm da cơ địa.

• Các vấn đề về giấc ngủ: Cảm giác ngứa và muốn gãi liên lục có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn rất lớn.

triệu chứng viêm da cơ địa

Cách điều trị viêm da cơ địa

Điều trị tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc, kem bôi da theo toa thuốc bác sĩ, cha mẹ nên thực hiện các phương pháp chăm sóc con tại nhà như:

• Tắm nước ấm

• Không gãi chỗ ngứa để tránh tổn thương

• Dán băng cá nhân để bảo vệ da và tránh việc vô tình gãi làm tổn thương da.

Dùng xà phòng dịu nhẹ: chọn loại xà phòng phù hợp với da bé, bạn cần rửa vùng da tiếp xúc với xà phòng thật sạch.

• Dùng máy tạo độ ẩm để không khí trong nhà mát mẻ và đủ ẩm hơn nhé.

• Cho bé mặc quần áo thoải  thấm mồ hôi và mềm mại nhé.

Dùng thuốc , kem bôi da chữa viêm da cơ địa

Tùy vào tình trạng bệnh viêm da cơ địa của bé, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc uống, kem bôi da giảm ngứa và giúp lành da. Các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa corticosteroid để giúp bạn kháng khuẩn và giảm ngứa. Bạn hãy thoa kem theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi dưỡng ẩm. Việc sử dụng quá mức các loại kem này có thể gây tác dụng phụ như làm mỏng da nên bạn hãy dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê, bệnh viêm da cơ địa sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu như nó không bị bội nhiễm hay nhiễm trùng vào máu.

Kem bôi da thuần mộc của Thanh Mộc Hương là một trong những dòng kem bôi da lành tính, an toàn cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai. Kem bôi da được chứng nhận của Bộ Y tế, giấy phép sử dụng trên thị trường. Sản  phẩm được phân phối chính hãng tại các hệ thống cửa hàng mỹ phẩm, nhà thuốc trên toàn quốc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, myphamthiennhienviet.net chuyên trang phân phối Thanh Mộc Hương chính hãng, chính sách mua bán, giao hàng tận nơi.

Phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Myphamthiennhienviet.net gửi đến các cha mẹ cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em như sau:

Lưu ý khẩu phần ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sau khi cho ăn các loại thực phẩm như:, sữa, đậu nành và lúa mì,… Nếu thấy biểu hiện khác thường, bạn hãy đưa con tới bác sĩ để xác định nguyên nhân nhé.

Hạn chế việc tắm  cho bé quá lâu, nên sử dụng nước ấm để bảo vệ sức khỏe bé

Chọn loại xà phòng phù hợp với da trẻ nhỏ,  có chất khử mùi và kháng khuẩn có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da, khiến da bị khô.

Lau khô người  bé thật kỹ sau khi tắm: Sau khi tắm, bạn hãy nhẹ nhàng dùng khăn mềm vỗ nhẹ lên da để thấm nước.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi chăm sóc sức khỏe gia đình thật tốt!

Theo: hellobacsi.com

Myphamthiennhienviet.net cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, chất lượng cho quý khách hàng. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tem nhãn đầy đủ, đạt các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

>> ĐẶT HÀNG, LIÊN HỆ HỢP TÁC, PHẢN ÁNH DỊCH VỤ VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0902.989.221

Các bài viết khác

Bản quyền thuộc sở hữu myphamthiennhienviet.net - 2018
Zalo
0 SP - Tổng: 0đ