Cây đinh lăng – loại thảo dược dân gian được danh y Hải Thượng Lãn Ông ví như “nhân sâm của người nghèo”, có rất nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, bổ khí huyết đồng thời phòng và trị nhiều bệnh cho con người. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về loại cây này, tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng nó. Cùng Myphamthiennhienviet.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chung về cây đinh lăng
Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá hoặc sâm nam dương, tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceae. Đinh lăng có nhiều loại như đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá to, đinh lăng đĩa lá to tròn, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá vằn, đinh lăng mép lá bạc…
Cây đinh lăng được tìm thấy tại các tỉnh thuộc vùng phía Nam Trung Quốc và các tỉnh thuộc miền núi, trung du miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai… Cây đinh lăng cho thu hoạch lá, ăn như rau sống, củ đinh lăng có tác dụng làm dược liệu trong y học. Hiện nay, đã có nhiều hộ dân trồng đinh lăng với số lượng lớn để làm dược liệu và phát triển kinh tế.
Theo y học cổ truyền rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh phế, tỳ, thận. Rễ đinh lăng có tác dụng bổ khí, giải độc, lợi sữa, chữa bệnh chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh và thể chất.
Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong cây đinh lăng có nhiều loại acid amin như lyzin, cystein, methionin và hàng loạt các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1.
Tác dụng của cây đinh lăng
Như đã nói ở đầu bài, cây đinh lăng có rất nhiều cách dùng, để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng đồng thời cũng là loại thảo dược dân gian cực phổ biến. Đó cũng là lý do mà mà nó vẫn thường được ví như “nhân sâm của người nghèo”. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của đinh lăng:
Chữa lành vết thương
Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
Lợi sữa
Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Bên cạnh hàng loạt các tác dụng tốt cho sức khỏe con người, cây đinh lăng vẫn tồn tại một vài tác dụng phụ được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người dân cần lưu ý khi sử dụng.
+ Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế.
+ Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên (tuy nhiên cũng không nên dùng những cây quá gia cỗi).
+ Khi bào chế một số rễ cây làm thuốc như rễ cây Dâu, rễ cây Ba kích... trong đó có cả đinh lăng, chúng ta bắt buộc phải bỏ lõi rễ vì có tác dụng phụ không tốt, thậm trí gây thủng dạ dày. Cũng bởi vậy, người mua cần cân nhắc cẩn trọng trước những loại “thẩm mỹ”, phong trào mới như điêu khắc hay dùng toàn bộ bộ rễ của đinh lăng để ngâm rượu vì rất có thể khâu bào chế của chúng không đúng cách.
Tổng hợp
Myphamthiennhienviet.net cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng, chất lượng cho quý khách hàng. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tem nhãn đầy đủ, đạt các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
>> ĐẶT HÀNG, LIÊN HỆ HỢP TÁC, PHẢN ÁNH DỊCH VỤ VUI LÒNG LIÊN HỆ: 0902.989.221